Bác sĩ Hải cho biết, tính từ khi bệnh viện tách đôi, một nửa điều trị Covid-19, một nửa điều trị các thai phụ mắc bệnh khác đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị hơn 1,2 triệu thai phụ và sản phụ mắc Covid-19. Trong đó, khoảng 30 người đã tử vong. Có những ngày cao điểm, bệnh viện điều trị cho 140 F0 nặng, nguy kịch và có 4 người tử vong.
Hiện, bệnh viện đang điều trị cho 60 thai phụ mắc Covid-19 và 8 em bé lây bệnh từ mẹ. Có 40 em bé là F1 có mẹ F0 cũng đang được các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý chăm sóc tại Khoa Sơ sinh.
Khi mới chuyển sang điều trị Covid-19, các thai phụ chưa được tiêm vắc xin và trong lúc TP cao điểm của dịch, vì vậy, số ca nặng và tử vong nhiều. Tuy nhiên, hơn 3 tuần qua, tại khu điều trị Covid-19 của bệnh viện không có F0 tử vong. Số bệnh nhân phải hồi sức, nằm giường ICU, trợ thở cũng không có. “Hiện các F0 tại bệnh viện chủ yếu là các bệnh nhân nặng hơn một chút, họ không có điều kiện điều trị ở nhà mới phải đến bệnh viện”, bác sĩ Hải chia sẻ.
Cho mẹ F0 da kề da với con
Trao đổi với VietNamNet,bác sĩ Hải thông tin, những ngày đầu tại khu điều trị Covid-19 của bệnh viện, các em bé chào đời từ người mẹ F0 sẽ được chuyển về Khoa Sơ sinh, còn mẹ ở lại điều trị. Đã có nhiều người mẹ và em bé sinh ra một tháng vẫn chưa thể đoàn tụ với gia đình.
![]() |
Sản phụ F0 được ấp da kề da với con. Ảnh: BSCC. |
“Có một điều hết sức ngạc nhiên rằng, hầu hết các bé sinh ra từ mẹ nhiễm Covid-19 đều an toàn. Kết quả xét nghiệm PCR nhiều lần đều âm tính. Có bé, kết quả dương tính nhưng tự khỏi sau 7-10 ngày theo dõi. Hầu như virus SARS-CoV-2 không hề ảnh hưởng đến trẻ, không làm tăng tỉ lệ các bé phải can thiệp hỗ trợ hô hấp trong khu ICU ngoại trừ yếu tố non tháng”, bác sĩ Hải nói.
Từ thực tế đó, bệnh viện đã cân nhắc những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da sau sinh, sau mổ lấy thai và nuôi con bằng sữa mẹ cho sản phụ F0 từ ngày 16/8. Phương pháp này đã có các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC). Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn về phác đồ điều trị cho thai phụ và sản phụ F0.
Những mẹ F0 được áp dụng có sức khỏe ổn định, không có vấn đề hô hấp và các dấu hiệu trở nặng. Trước khi thực hiện phương pháp, mẹ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc bản thân và dùng đồ bảo hộ. Sau khi mẹ thực hiện thành thạo, các nhân viên y tế sẽ cho trẻ được nằm da kề da với mẹ và bú ngay sữa mẹ.
“Có những thai phụ F0 khỏe mạnh, bệnh viện thực hành trước khi họ sinh con. Sau khi thai phụ sinh sẽ được mang khẩu trang, được nhân viên y tế làm vệ sinh rồi bắt đầu da kề da với con”, bác sĩ Hải chia sẻ.
![]() |
Sản phụ F0 được ấp da kề với con sau khi mới sinh dưới sự hướng dẫn của các nhân viên y tế. Ảnh: BSCC. |
Khi mẹ có sữa, trẻ sẽ được bú ngay để có thể hấp thu những giọt sữa mẹ đầu tiên. Sau đó, trẻ được nằm nôi cách mẹ 2m để đảm bảo giãn cách và tránh lây nhiễm chéo.
Bác sĩ Hải cho biết, khi mới áp dụng phương pháp trên cho các sản phụ F0 khá khó khăn. Dần dần, các nhân viên y tế, sản phụ thực hiện công việc này thành thạo. Đến nay, ngoài các sản phụ có sức khỏe tốt, bệnh viện cũng áp dụng cho các mẹ vừa sinh hoặc vừa mới mổ sinh.
Theo bác sĩ Hải, việc mẹ và bé được da kề da với nhau sẽ là niềm hạnh phúc khi mẹ được nhìn thấy con, ôm con trong tay, giúp tạo thêm động lực tinh thần cho mẹ, như một liều vắc xin để người mẹ thêm sức mạnh vượt qua những ngày tháng khó khăn do virus SARS-CoV-2 gây nên.
“Hiện nay, hầu hết thai phụ đều được tiêm vắc xin phòng Covid-19, vì vậy, trong cơ thể họ đã có kháng thể. Dù chưa được chứng minh bằng các báo cáo khoa học, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, kháng thể sẽ truyền qua sữa mẹ”, bác sĩ Hải giải thích.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, từ khi bệnh viện áp dụng phương pháp mẹ được gần con, số ca F0 là thai phụ và sản phụ chuyển nặng giảm dần và không còn ca tử vong trong 3 tuần qua. “Đây là một niềm vui của chúng tôi, một tín hiệu đáng mừng của TP”, bác sĩ Hải nói.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh
Theo kết quả khảo sát của Bệnh viện Hồi sức Covid-19, hầu hết F0 hài lòng về quá trình điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, 67% bệnh nhân mong muốn được tư vấn tâm lý.
" alt=""/>Hơn 3 tuần Bệnh viện tuyến cuối điều trị thai phụ mắc CovidIsrael thực hiện tiêm mũi 3 cho những người đã tiêm đủ 2 mũi
Một phần của tình trạng này liên quan tới việc bao phủ vắc xin. Sau khi khởi động nhanh chóng, quá trình triển khai chủng ngừa của Israel chậm lại. Không có bất kỳ sự gián đoạn trong cung ứng vắc xin, vì vậy các yếu tố như sự do dự hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể là một vấn đề.
Tỷ lệ dân số được tiêm một liều vắc xin đã tăng chậm từ 50% vào tháng 2 lên 68% vào tháng 9. Trẻ em từ 12-15 tuổi đã được đưa vào danh sách triển khai từ tháng 6. Mặc dù vậy, hiện chỉ có 62% dân số được tiêm 2 liều.
Điều này đã khiến Israel tụt hậu so với nhiều quốc gia khác về mức độ phủ vắc xin. Có khoảng 30% dân số Israel chưa được tiêm phòng, tương đương khoảng 2,7 triệu người có khả năng nhiễm bệnh.
Cũng có những lo ngại rằng khả năng miễn dịch do vắc xin Pfizer cung cấp có thể suy giảm theo thời gian, mặc dù phần lớn nghiên cứu về vấn đề này vẫn đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, dữ liệu bệnh viện của Israel cho thấy những người được tiêm chủng vẫn dễ nhiễm bệnh. Các báo cáo gần đây ghi nhận gần 60% số ca nhập viện đã tiêm chủng đầy đủ.
Tuy nhiên, như các chuyên gia nhận định, những con số này không đồng nghĩa vắc xin đã mất tác dụng. Xu hướng tương tự cũng đã xuất hiện ở Anh, có thể đơn giản phản ánh thực tế là người cao tuổi được tiêm chủng nhiều và sớm hơn trong khi cũng dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, biến thể Delta đang phổ biến ở Israel. Chủng virus này đang thúc đẩy hàng loạt đợt bùng phát. Khả năng lây lan lớn hơn của Delta có thể giải thích một phần cho sự gia tăng số ca bệnh.
Nới lỏng quá sớm?
Một vấn đề khác là Israel đã chấm dứt các hạn chế trong đại dịch. Vào tháng 7, Tiến sĩ Asher Salmon, Giám đốc Cục Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Y tế Israel, cho rằng Israel có thể đã dỡ bỏ các hạn chế quá sớm.
Đây là ví dụ cho thấy sự lây nhiễm cộng đồng dễ dàng xảy ra khi không có những giới hạn phù hợp. Hậu quả nghiêm trọng của việc nới lỏng các hạn chế đã được thấy ở Ấn Độ.
Chỉ số hạn chế Covid-19 là thước đo đánh giá mức độ nghiêm ngặt của các chính sách ngăn chặn Covid-19 ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Tính đến ngày 28/8, chỉ số của Israel là 45,4, ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với New Zealand (96,3), nơi kiểm soát tốt các đợt bùng phát Covid-19.
Thời điểm để tiêm nhắc lại
Giữa những lo ngại về khả năng miễn dịch suy giảm, Israel thực hiện một chương trình tiêm liều vắc xin thứ ba.
Về hiệu quả của mũi tăng cường, các báo cáo ban đầu rất đáng khích lệ. Ở những người được tiêm nhắc lại, nguy cơ nhiễm Covid-19 đã được xác nhận giảm 11 lần so với những người tiêm hai liều.
Tuy nhiên, việc sử dụng liều tăng cường đang gây tranh cãi. Đã có những lời kêu gọi các quốc gia giàu có chia sẻ kho dự trữ vắc xin với những nước nghèo. Tính đến đầu tháng 9, chỉ có 5,4% dân số châu Phi tiêm ít nhất một liều.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nên tạm hoãn tiêm nhắc lại ít nhất cho đến cuối tháng 9. Nhưng có vẻ như không có quốc gia nào sẽ thay đổi chính sách của họ - bao gồm cả Israel.
Nhìn chung, việc triển khai vắc xin của Israel được đánh giá thành công. Nhưng đất nước này cũng là một ví dụ về những gì có thể xảy ra khi các hạn chế được nới lỏng quá nhanh. Tất cả các quốc gia cần phải duy trì kế hoạch dài hạn để giảm thiểu tác động của Covid-19.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Conversation)
Các loại virus tương tự như virus SARS-CoV-2 đã lây nhiễm cho hàng trăm nghìn người mỗi năm.
" alt=""/>Lý do khiến quốc gia đi đầu về tiêm chủng vẫn có số ca Covid